[Nghề nghiệp] Sơ đồ khối và chức năng các khối của Tivi LCD (Phần 7) : 5. Phân tích sơ đồ khối của Tivi LCD Samsung NK 17N . Mời các bạn đọc tiếp: Sơ đồ khối và chức năng các khối của Tivi LCD (Phần 8): 6. Phân tích sơ đồ khối Tivi LCD PANASONIC TX32LE

5. Phân tích sơ đồ khối của Tivi LCD Samsung NK 17N

5.1. Sơ đồ khối của Tivi LCD Samsung NK17N

[caption id="attachment_798" align="aligncenter" width="525"]Hình 21 - Sơ đồ khối của Tivi LCD Samsung NK17N Hình 21 - Sơ đồ khối của Tivi LCD Samsung NK17N[/caption] Tivi LCD Samsung NK17N gồn các thành phần: - Các mạch ổn áp nguồn. - Khối điều khiển (CPU) - Khối cao áp (Inverter) - Khối kênh và trung tần (Tuner & IF) - Khối giải mã và xử lý tín hiệu Video - Mạch LVDS và màn hình LCD Panel - Khối đường tiếng

5.2. Phân tích nguyên lý hoạt động của các khối.

5.2.1. Khối nguồn tivi lcd:

- Khối nguồn của máy không sử dụng trực tiếp nguồn 220V mà sử dụng nguồn 14V thông qua Adapter. - Thông qua các mạch ổn áp tuyến tính và ổn áp xung, khối nguồn có nhiệm vụ tạo ra các nguồn điện áp thấp cung cấp cho các thành phần của máy. - IC 7812 là mạch ổn áp cố định để lấy ra điện áp 12V cấp cho mạch công suất tiếng. - IC 7808 ổn áp để lấy ra điện áp 8V cấp cho khối kênh và trung tần [caption id="attachment_799" align="aligncenter" width="718"]Hình 22 - Sơ đồ khối cấp nguồn trên máy Samsung NK17N Hình 22 - Sơ đồ khối cấp nguồn trên máy Samsung NK17N[/caption] - IC - LM 2596S là mạch ổn áp xung hạ áp từ 14V xuống điện áp 5V và đáp ứng dòng tải lên tới 3A, điện áp 5V sẽ cung cấp cho IC vi xử lý. [caption id="attachment_800" align="aligncenter" width="672"]Hình 23 - Mạch hạ áp sử dụng IC - LM 2596S Hình 23 - Mạch hạ áp sử dụng IC - LM 2596S[/caption] - IC - LM 2676SX là mạch ổn áp xung hạ áp xuống điện áp 3,3V và đáp ứng dòng tải khoảng 3A - LP3961 là IC ổn áp tuyến tính hạ áp từ 3,3V xuống điện áp 2,5V và đáp ứng dòng tải khoảng 0,8A, các điện áp 3,3V và 2,5V sẽ cung cấp cho khối xử lý tín hiệu Video. Có thể bạn quan tâm: Sửa tivi |Sửa chữa tiviSua tivi Lcd | Sửa tivi Led | Sửa tivi Plasma

5.2.2. Khối vi xử lý.

[caption id="attachment_801" align="aligncenter" width="354"]Hình 24 - Khối điều khiển sử dụng họ IC - SDA55xx Hình 24 - Khối điều khiển sử dụng họ IC - SDA55xx[/caption] Khối điều khiển với thành phần chính là CPU sử dụng IC họ SDA55xx và các IC nhớ Flash ROM và EPROM. - Flash ROM được tích hợp trong CPU và được nạp sẵn chương trình cung cấp cho CPU hoạt động, Vì vậy khi thay thế CPU ta cần nạp lại chương trình cho Flash ROM thì máy mới có thể hoạt động. - EPROM là IC nhớ tự động ghi lại các thông tin mà người sử dụng điều chỉnh và ghi lại các thông số khi cài đặt kênh, nếu hỏng IC này thì các thông số như mức sáng, mầu sắc hay thiết lập kênh sẽ trả về một giá trị mặc định nào đó mỗi khi ta tắt máy và rút nguồn điện. - CPU là thành phần xử lý chính điều khiển chung các hoạt động của máy, điều khiển bật tắt khối cao áp và thay đổi độ sáng, điều khiển các chức năng khác thông qua các giao tiếp với khối Scaler như chức năng thay đổi độ tương phản, mầu sắc, kích thước hình ảnh, độ phân giải của màn hình…ngoài ra CPU các thực hiện chức năng tạo ra hiển thị trên màn hình để chèn vào tín hiệu Video ở phần cuối của khối Scaler. Tín hiệu đầu vào của khối Scaler là các tín hiệu xung đồng bộ như H.Syn, V.Syn và các thông tin nhập từ dăy phím bấm. - IC- KIA7029 là IC tạo tín hiệu Reset để khởi động CPU [caption id="attachment_802" align="aligncenter" width="425"]Hình 25 - KIA70xx tạo tín hiệu Reset để khởi động CPU Hình 25 - KIA70xx tạo tín hiệu Reset để khởi động CPU[/caption] Nguồn cấp cho CPU là 3,3V và 2,5V . IC nhớ EPROM sử dụng 3,3V Để CPU hoạt động được cần có các điều kiện: - Có nguồn 3,3V và 2,5V cấp cho CPU - Có thạch anh tạo dao động - Có tín hiệu Reset khởi động - Các phím bấm không bị chập - Có chương tŕnh trong Flash ROM (tích hợp trong CPU) [caption id="attachment_803" align="aligncenter" width="362"]Hình 26 - Các điều kiện đầu vào của CPU Hình 26 - Các điều kiện đầu vào của CPU[/caption] - Biểu hiện khi CPU không hoạt động là: Máy có đèn báo chờ, bật công tắc và các phím điều khiển không có tác dụng, máy không lên màn sáng.

5.2.3. Khối cao áp (INVERTER)

- Khối cao áp có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp 14V DC lên tới điện áp khoảng 1200 - 1500V cung cấp cho các bóng cao áp trên màn hình, các bóng cao áp này sẽ tạo ra ánh sáng nền để soi sáng lớp hiển thị LCD. Điều khiển cao áp là các lệnh từ CPU: - Lệnh ON/OFF điều khiển tắt mở khối cao áp. - Lệnh Bright để thay đổi độ sáng trên màn hình - HV (High Voltage) điện áp cao thế cấp cho bóng cao áp - FB (Feed Back) điện áp hồi tiếp - CCFL (Cold Cathode Fluorescence Lamp) đèn huỳnh quang Catot lạnh [caption id="attachment_804" align="aligncenter" width="468"]Hình 27 - Khối cao áp (INVERTER) và các bóng cao áp trên màn hình Hình 27 - Khối cao áp (INVERTER) và các bóng cao áp trên màn hình[/caption]

5.2.4. Khối kênh và trung tần (Tuner & IF)

- Khối kênh có nhiệm vụ thu sóng cao tần từ đài phát rồi cho đổi tần để lấy ra tín hiệu trung tần IF. - Mạch trung tần sẽ khuếch đại tín hiệu trung tần rồi tách sóng để lấy ra tín hiệu Video và SF Audio, tín hiệu Video được đưa tới IC chuyển mạch và giải mã, tín hiệu SF Audio sẽ được chuyển sang khối xử lý đường tiếng. - Điện áp cấp cho khối kênh và trung tần gồm: 5V cấp nguồn nuôi cho khối 33V do mạch tăng áp kích từ nguồn 5V lên để cung cấp cho mạch dò sóng VT (Voltage Tuning) - CPU điều khiển khối kênh thông qua các đường bus SDA và SCL, mạch giải mã lệnh trên khối kênh sẽ giải mã hai tín hiệu này để lấy ra các lệnh chuyển kênh, dò sóng… - Tín hiệu ra của khối kênh và trung tần là các tín hiệu Video (Vin và Y/C) và SF Audio, tín hiệu Video được đưa đến khối xử lý tín hiệu Video tín hiệu Audio được đưa đến khối đường tiếng. [caption id="attachment_805" align="aligncenter" width="540"]Hình 28 - Khối kênh và trung tần và các khối liên quan Hình 28 - Khối kênh và trung tần và các khối liên quan[/caption]

5.2.5. Khối xử lý tín hiệu Video

Khối xử lý tín hiệu Video của máy sử dụng IC- DPTV-3D-6730 tích hợp nhiều chức năng: - Scaler xử lý độ phân giải điều chỉnh kích thước hình ảnh - ADC & DAC là mạch chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngýợc lại. - Switch là chuyển mạch để chuyển đổi giữa các nguồn tín hiệu khác nhau - Decoder - mạch giải mã tín hiệu Video - OSD - mạch tạo tín hiệu hiển thị để hiển thị các thông số hỗ trợ người sử dụng khi điều chỉnh máy. CPU điều khiển khối Video thông qua các đường bus SDA và SCL để điều khiển các chức năng như: Điều chỉnh độ tương phản, mầu sắc, kích thước hình ảnh… [caption id="attachment_806" align="aligncenter" width="540"]Hình 29 - Khối xử lý tín hiệu Video và các tín hiệu vào ra. Hình 29 - Khối xử lý tín hiệu Video và các tín hiệu vào ra.[/caption] Các tín hiệu đầu vào của khối Video gồm các nguồn: - Khối kênh và trung tần cung cấp tín hiệu Vin và Y/C - DVD là ngơ vào từ các thiết bị có hỗ trợ cổng thành phần Component bao gồm các tín hiệu Y (tín hiệu chói) và Pb, Pr là hai tín hiệu mầu đã được mã hoá, cổng này hỗ trợ độ phân giải tối đa là 480pixel (tính theo chiều dọc) - DTV là cổng thành phần nhưng hỗ trợ độ phân giải lên tới 1080pixel tính theo chiều dọc. - PC (Personal Computer) là cổng nhận tín hiệu của máy tính, cổng này có các tín hiệu R,G,B mang thông tin của các bức ảnh đơn sắc: Đỏ, xanh lá và xanh lơ và các tín hiệu H.Syn, V.Syn là hai xung đồng bộ dòng và đ̣ng bộ mành. Các IC chuyển mạch và đổi ADC: - CXA2151 là IC chuyển mạch giữa hai nguồn tín hiệu DVD và DTV - BA7657 là IC chuyển mạch giữa nguồn tín hiệu máy tính với hai nguồn tín hiệu ở trên. - AD9883A là IC đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số IC - DPTV-3D-6730 thực hiện các chức năng: Scaler (chia tỷ lệ hình ảnh để tiếp nhận các nguồn tín hiệu có độ phân giải khác nhau), chuyển mạch giữa các nguồn tín hiệu Tivi, Video và máy tinh. Cho giải mã tín hiệu Video và tạm thời đưa ra các tín hiệu chung R,G,B và tín hiệu Y, Pr, Pb. IC- MN82860 thực hiện chuyển đổi các tín hiệu R,G,B dạng tương tự sang tín hiệu số, xác lập các ma trận tín hiệu cho các điểm mầu trên màn hình và tạo ra các tín hiệu điều khiển cung cấp cho mạch LVDS.

5.2.6. Mạch LVDS và màn hình LCD

[caption id="attachment_807" align="aligncenter" width="768"]Hình 30 - Mạch LVDS và màn hình LCD Hình 30 - Mạch LVDS và màn hình LCD[/caption] Dữ liệu đầu ra của khối xử lý Video cung cấp cho mạch LVDS là các tín hiệu: - Dữ liệu số 24 bit gồm 8 bit dữ liệu R (mang thông tin về hình ảnh mầu đỏ), 8 bit G (mang thông tin về hình ảnh mầu xanh lá), 8 bit B (mang thông tin về hình ảnh mầu xanh lơ. - En (Enable) là tín hiệu cho phép mạch LVDS hoạt động. - Pixel Clock là xung điều khiển quét qua các điểm ảnh theo chiều ngang màn hình. - Hs là xung điều khiển dịch chuyển quét dòng kế tiếp từ trên xuống dưới. - Vs là xung điều khiển quét một màn hình mới
  • Mạch LVDS nhận các tín hiệu điều khiển và các dữ liệu hình ảnh rồi thực hiện điều khiển trực tiếp điểm ảnh trên màn hình nhắm tái tạo lại hình ảnh ban đầu.
  • Màn hình LCD thực hiện tái tạo lại hình ảnh mầu, trên màn hình gồm các điểm mầu R, G, B xếp xen kẽ. các điểm mầu R sẽ tạo nên bức ảnh đơn sắc mầu đỏ, các điểm mầu G sẽ tạo nên bức ảnh đơn sắc mầu xanh lá, các điểm B sẽ tạo nên bức ảnh đơn sắc có mầu xanh lơ, ba bức ảnh cùng hiển trị trên một màn hình và các mầu sắc đã được tổng hợp lại theo nguyên lý trộn mầu trong tự nhiên để tạo ra vô số mầu sắc như bức ảnh ban đầu.

5.2.7. Khối đường tiếng.

[caption id="attachment_808" align="aligncenter" width="525"]Hình 31 - Sơ đồ khối tiếng của Tivi LCD Samsung Hình 31 - Sơ đồ khối tiếng của Tivi LCD Samsung[/caption] Khối đường tiếng gồm hai mạch chính:
  • Mạch Audio Processor thực hiện các chức năng: - Khuếch đại tín hiệu SF Audio từ kênh tới và giải điều chế FM để lấy ra tín hiệu Audio - Chuyển mạch giữa các nguồn tín hiệu để lấy ra tín hiệu ở ngơ ra - Xử lý tín hiệu Audio Stereo - Thay đổi âm lượng và âm sắc
  • Mạch Sound Amply là mạch khuếch đại công suất âm thanh, mạch khuếch đại tín hiệu Audio lên biên độ đủ lớn rồi cung cấp cho các loa ở hai vế L, R. CPU điều khiển khối đường tiếng thông qua các tín hiệu SDA (Signal Data) và SCL (Signal Clock).