5 nguyên nhân chủ yếu khiến bếp từ không nhận nồi
Bếp từ là dòng bếp thông minh sử dụng năng lượng điện chuyển hóa thành nhiệt năng để nấu chín thức ăn. Tuy nhiên, loại bếp này lại khá kén nồi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bếp từ không nhận nồi làm gián đoạn quá trình sử dụng. Vậy hãy cùng NGHỀ NGHIỆP EDU tìm hiểu 5 nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục tình trạng này ngay sau đây nhé!
1. Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi và cách khắc phục
1.1. Chọn nồi làm từ chất liệu không phù hợp
- Nguyên nhân:
Nếu như bếp ga và bếp hồng ngoại có thể sử dụng được mọi loại nồi từ chất liệu inox, gang đến thủy tinh hay thậm chí nồi đất, nồi sứ thì bếp từ lại rất kén nồi.
Nó chỉ nhận các loại xoong nồi có phần đáy nhiễm từ như men sắt, thép không gỉ, gang hoặc inox. Bởi đây là những chất liệu có tính dẫn nhiệt tốt, có khả năng tiếp nhận và truyền nhiệt để nấu chín thực phẩm. Nếu như bạn sử dụng các loại nồi không phù hợp thì bếp sẽ không nhận, một số sản phẩm phát ra tiếng tít tít để báo hiệu.
- Cách khắc phục:
Cách khắc phục trong trường hợp này rất đơn giản. Nếu nhà bạn chuyển sang sử dụng bếp từ hoàn toàn thì hãy thay thế toàn bộ những loại xoong nồi có đáy không nhiễm từ bằng sản phẩm có chất liệu phù hợp là được.
Thông thường, dấu hiệu nhận biết nồi có dùng được cho bếp từ hay không là bạn hãy sử dụng nam châm. Khi đưa nam châm đến gần đáy nồi nếu nó hút nhau thì chứng tỏ nồi có nhiễm từ. Ngoài ra, cũng có thể nhận biết thông qua các ký hiệu ở mặt đáy của nồi như dòng chữ “Induction” hoặc biểu tượng hình lò xo, ký hiệu cho từ trường.
Xem thêm: Bếp từ bị loạn cảm ứng phải làm thế nào?
1.2. Do đáy nồi không bằng phẳng
- Nguyên nhân:
Bạn sử dụng nồi có đáy gồ ghề, không bằng phẳng để đun trên bếp từ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bếp không nhận nồi. Lúc này, bề mặt đáy không thể tiếp xúc trực tiếp toàn bộ với vùng nấu nên nồi sẽ không được làm nóng.
- Cách khắc phục:
Đương nhiên, cách khắc phục trong trường hợp này là bạn hãy thay thế những chiếc nồi có đáy lồi lõm, cong vênh bằng nồi có đáy bằng phẳng hơn. Một lưu ý nữa là bếp từ chỉ nhận diện được nồi có kích thước trên 10cm thôi nhé, nếu nhỏ hơn cũng không sử dụng được.
Tham khảo: Bếp từ kêu tạch tạch phải làm thế nào?
1.3. Lựa chọn kích thước nồi không đúng
- Nguyên nhân:
Mỗi bếp từ sẽ có kích thước nồi tối thiểu và tối đa mà nó có thể nhận diện. Nếu kích thước của nồi không nằm trong khoảng này, thì bếp sẽ không hoạt động.
- Cách khắc phục:
Đảm bảo rằng kích thước nồi phù hợp với yêu cầu của bếp từ. Nếu cần thiết, thay đổi nồi với kích thước phù hợp hơn.
1.4. Do đặt nồi sai vị trí
- Nguyên nhân:
Bếp từ chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng tác động trực tiếp vào đáy nồi để làm nóng từ đó nấu chín thực phẩm. Trên các dòng bếp từ chẳng hạn như bếp từ Kangaroo KG498N sẽ giới hạn vùng nấu bằng các đường tròn hoặc vuông, đó chính là khu vực đặt nồi nấu. Nếu bạn để nồi nằm ngoài khoảng giới hạn hoặc bị lệch nhiều ra bên ngoài thì thiết bị sẽ không nhận nồi.
- Cách khắc phục:
Cách khắc phục rất đơn giản, bạn chỉ cần điều chỉnh lại vị trí nồi sao cho trùng khớp với vùng nấu đã được giới hạn và lưu ý cho những lần sau là được.
1.5. Do IC hoặc cảm biến bị hỏng
- Nguyên nhân:
Nếu như đã thử hết các cách bên trên nhưng bếp từ vẫn không nhận nồi thì nguyên nhân có thể là do bộ phận IC hoặc cảm biến của thiết bị đã bị hỏng.
- Cách khắc phục:
Khi phát hiện bếp từ bị hỏng cảm biến, thì cách nhanh nhất để xử lý là thay mới bộ phận cảm biến. Tuy nhiên, việc này cần bạn phải có kiến thức chuyên môn nên liên hệ với chuyên gia hoặc trung tâm bảo hành để họ kiểm tra và sửa chữa các linh kiện bên trong bếp từ.
Bài viết liên quan: Nguyên nhân bếp từ có mùi khét và cách khắc phục.
2. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bếp điện từ
Hãy chú ý một số điểm sau để hạn chế các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng bếp từ:
- Chọn loại nồi có đáy nhiễm từ phù hợp.
- Sử dụng nguồn điện ổn định và an toàn.
- Không rút dây nguồn của bếp ngay sau khi vừa nấu xong.
- Không kéo lê xoong nồi hoặc các vật dụng trên mặt bếp để tránh làm trầy xước mặt kính.
- Không để bếp hoạt động ở mức nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.
- Vệ sinh, lau chùi bếp sạch sẽ sau khi đun nấu.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ về vấn đề bếp từ không nhận nồi mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng bếp từ an toàn và bền lâu.