Hiện nay việc sử dụng bếp từ (bếp điện) ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và an toàn của nó. Tuy nhiên để bớt lúng túng trong việc sử dụng bếp từ, mời bạn đọc hãy cùng NGHỀ NGHIỆP EDU tìm hiểu về Các mã lỗi hay gặp trên bếp từ Electrolux và Cách xử lý đơn giản ngay tại nhà qua bài viết dưới đây nhé:

 Mã lỗi bếp từ Electrolux
Mã lỗi bếp từ Electrolux

1. Mã lỗi bếp từ Electrolux

Mã lỗi E0: Bếp không nhận dụng cụ nấu

Mã lỗi E1: Bếp quá nóng

Mã lỗi E2: Nguồn cấp điện quá cao

Mã lỗi E3: Nguồn cấp điện quá yếu

Mã lỗi E4: Quá nhiệt

Mã lỗi E5: IGBT (Trở cảm biến) của bếp bị quá nhiệt

Mã lỗi E6: Lỗi cảm biến nhiệt

Mã lỗi E7: Lỗi quạt tản nhiệt

Mã lỗi E8: Lỗi kết nối giữa bo mạch và bảng điều khiển

Mã lỗi E9: Lỗi bảng mạch điều khiển

Mã lỗi EF: Mặt kính bếp bị ướt

Mã lỗi AD: Bếp khó nhận dụng cụ nấu

Những mã lỗi phổ biến trên bếp từ Electrolux
Những mã lỗi phổ biến trên bếp từ Electrolux

Xem thêm: Những thắc mắc hay gặp khi sử dụng bếp từ

2. Nguyên nhân và cách khắc phục những mã lỗi xuất hiện trên bếp từ Electrolux

Dưới đây là bảng tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục các mã lỗi hiện trên bếp từ Electrolux. Người dùng có thể tham khảo để biết cách xử lý nếu bếp gặp tình trạng tương tự:

Mã lỗi E0:

Nguyên nhân:

+ Sử dụng nồi, chảo có đáy nhỏ hơn hoặc to hơn vùng từ của bếp
+ Dùng sai nồi chảo cho bếp từ.

➡️ Cách khắc phục:

+ Chọn dụng cụ nấu có mặt đáy vừa với vùng từ của bếp.
+ Sử dụng loại nồi, chảo nấu được trên bếp từ.

Mã lỗi E1:

Nguyên nhân:

+ Nấu nướng trên bếp từ quá lâu
+ Nấu với công suất cao liên tục

➡️ Cách khắc phục:

+ Ngắt điện cho bếp, để bếp nghỉ một lúc cho nguội hẳn.
+ Chọn công suất nấu ở mức vừa đủ.

Mã lỗi E2:

Nguyên nhân: Sử dụng nguồn điện vào cao hơn nguồn điện cho phép của bếp.

➡️ Cách khắc phục:

+ Điều chỉnh lại nguồn điện cho phù hợp với mức điện áp của bếp.
+ Dùng ổn áp để ổn định dòng điện.

Mã lỗi E3:

Nguyên nhân:

+ Sử dụng nguồn điện vào có điện áp thấp.
+ Kết nối nguồn điện cùng lúc cho các thiết bị khác và bếp từ.

➡️ Cách khắc phục: Đảm bảo điện áp đầu vào đủ mức điện áp của bếp đã quy định sẵn.

Mã lỗi E4:

Nguyên nhân:

+ Nhiệt độ cảm biến trên mâm nhiệt quá cao.
+ Dòng điện bị quá tải.

➡️ Cách khắc phục: Ngắt điện cho bếp và để bếp nguội dần.

Mã lỗi E5:

Nguyên nhân: Nhiệt độ nấu quá cao

➡️ Cách khắc phục: Ngắt điện cho bếp và để bếp nguội rồi mới tiếp tục sử dụng.

Mã lỗi E6:

Nguyên nhân:

+ Lỏng dây dẫn.
+ Dây dẫn bị tắt hoặc cháy cảm biến.

➡️ Cách khắc phục:

+ Ngắt điện cho bếp.
+ Mang bếp đến trung tâm bảo hành để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Mã lỗi E7:

Nguyên nhân: Quạt tản nhiệt bị bám bẩn hoặc bị kẹt bởi vật cản dẫn đến cánh quạt không quay.

➡️ Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra, lấy hết các dụng cụ bám trên quạt tản nhiệt ra.

Mã lỗi E8:

Nguyên nhân: Bộ lọc nguồn và bộ điều khiển không kết nối với nhau.

➡️ Cách khắc phục: Lỗi này thuộc về bảng mạch bên trong nên người dùng cần mang bếp đến trung tâm bảo hành để kiểm tra.

Mã lỗi E9:

Nguyên nhân: Mạch của bảng điều khiển đang gặp sự cố.

➡️ Cách khắc phục: Mang bếp ra trung tâm bảo hành kiểm tra.

Mã lỗi EF:

Nguyên nhân: Mặt kính của bếp bị dính nước, bị ẩm ướt.

➡️ Cách khắc phục: Ngắt bếp, chờ bếp nguội hẳn. Dùng khăn mềm vệ sinh bề mặt bếp cho khô.

Mã lỗi AD:

Nguyên nhân: Đặt dụng cụ nấu chưa khớp với vùng từ.

➡️ Cách khắc phục: Điều chỉnh đáy nồi đúng vào tâm của vòng từ trên bếp.

Xem thêm: Bếp điện từ Fagor và những lỗi thường gặp

Tham khảo kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng bếp từ Electrolux
Tham khảo kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng bếp từ Electrolux

3. Những lưu ý quan trọng khi dùng bếp từ Electrolux

  • Tham khảo tất cả các chỉ dẫn trong sách hướng dẫn được trang bị kèm bếp từ để biết cách sử dụng và những lưu ý khi dùng bếp từ để nấu nướng.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu giữa bếp và các thiết bị, vật dụng khác.
  • Không lắp đặt bếp ở gần cửa ra vào hoặc ngay bên dưới cửa sổ để tránh làm đổ dụng cụ nấu khi mở cửa ra.
  • Kiểm tra đáy bếp thường xuyên (đối với bếp từ lắp âm) đảm bảo đáy bếp không bị ẩm hoặc bị đọng hơi.
  • Lau sạch mặt bếp sau mỗi lần sử dụng, tránh để dầu mỡ bám dính quá lâu trên bề mặt bếp.
Lau sách mặt bếp sau khi sử dụng
Lau sách mặt bếp sau khi sử dụng
  • Tuyệt đối không để dao, thực phẩm, các vật nặng lên mặt bếp. Điều này có thể gây trầy xước hoặc gây nứt vỡ mặt kính.
  • Khi nấu ăn nên chú ý không để nước tràn lên mặt bếp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảng điều khiển.
  • Không tận dụng mặt bếp để đặt thớt và cắt thái thực phẩm.
  • Nên bật chế độ khóa an toàn cho mặt bếp khi nấu nướng nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
  • Để các thiết bị có khả năng phát nhiệt ra xa bếp từ và khu vực nấu nướng.
  • Luôn tắt bếp và ngắt cầu dao điện cho bếp sau mỗi lần sử dụng.
  • Không tự ý tháo bếp từ ra kiểm tra và sửa chữa khi bếp bị lỗi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các điều khoản bảo hành của bếp.
  • Tắt bếp và ngắt cầu dao sau khi sử dụng

Xem thêm: Cách xử lý khi bếp từ bị loạn cảm ứng

Bếp từ không chỉ đơn thuần là một phần của gian bếp, mà còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống hàng ngày. Việc hiểu rõ và biết cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nó không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà còn giữ cho môi trường sống của chúng ta được an toàn và thoải mái.

Hãy để sự hiểu biết về mã lỗi bếp từ là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến một cuộc sống hàng ngày an lành và thú vị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi đến cuối bài viết. Hẹn gặp lại ở các bài viết sau!