Hầu hết các dòng bếp từ cao cấp hiện nay đều được trang bị tính năng tự động tắt bếp an toàn giúp bảo vệ người dùng trong quá trình sử dụng bếp cũng như giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Vậy tính năng tự động tắt bếp trên bếp từ là gì? Lợi ích khi sử dụng bếp từ tích hợp tính năng an toàn này? Cùng nghenghiep.edu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tính năng tự động tắt bếp trên bếp từ là gì?

Tính năng tự động tắt bếp trên bếp từ là gì?

Tính năng tự động tắt của bếp từ là một tính năng an toàn có sẵn bên trong bếp từ. Sau khi kết thúc cài đặt/ thời gian nấu đã chọn, bếp sẽ tự động tắt để tiết kiệm năng lượng.

>>> Hướng dẫn sử dụng bếp từ Hafele từ A đến Z

Hoặc trong trường hợp, bạn vô tình bật bếp lên chưa kịp sử dụng mà quên không tắt bếp, bếp sẽ tự động tắt sau một khoảng thời gian đã lập trình sẵn. Giúp bạn an tâm sử dụng mà không sợ vô tình quên tắt bếp.

Trong một số trường hợp, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong hệ thống, như một tính năng an toàn, cảm biến ngắt của bếp từ sẽ tự động tắt.

2. Các trường hợp bếp từ tự động tắt

Các trường hợp bếp từ tự động tắt
  • Khi nguồn điện không ổn định: Khi điện áp không ổn định hoặc bếp hoạt động quá lâu, nhiệt độ bếp tăng cao so với nhiệt độ quy định của nhà sản xuất đưa ra thì bếp sẽ tự ngắt. Điều này nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và linh kiện bên trong bếp.
  • Vượt quá thời gian nấu đã cài đặt: Khi bếp đã vượt quá thời gian bạn cài đặt để nấu, bếp sẽ tự động tắt.

Ngoài ra, bếp từ có thể tự động tắt trước khi hết thời gian trong trường hợp do mặt bếp quá nóng. Khi nhiệt độ bên trong cao được phát hiện bởi các cảm biến nhiệt, lúc này trên bảng điều khiển bếp có thể hiển thị mã lỗi hoặc không hiển thị mã lỗi trước khi tự động tắt.

So sánh bếp từ và bếp hồng ngoại chi tiết nhất

  • Bếp tự động tắt khi không có dụng cụ nấu: Một số dòng bếp từ có giới hạn thời gian nhất định, nếu sau khoảng thời gian đó không phát hiện thấy dụng cụ nấu trên bề mặt, bếp sẽ tắt.
  • Đặt dụng cụ nấu sai vị trí vùng nấu: Nếu dụng cụ nấu bị dịch chuyển và không được đặt chính giữa của vùng nấu, bếp sẽ không thể phát hiện thấy bất kỳ dụng cụ nấu nào và sẽ tự động tắt.
  • Tính năng tự động tắt sau khi nấu được tích hợp bên trong hệ thống cảm biến giúp người dùng không phải đứng canh trước bếp cho đến khi nấu xong. Nó sẽ tự động tắt sau khi nấu để tiết kiệm năng lượng.
  • Ngoài ra, nếu dụng cụ nấu không đúng kích cỡ (quá to, quá nhỏ) so với kích thước vùng nấu hoặc do sự cố tràn nước, thức ăn ra bảng điều khiển bếp cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bếp tự động tắt.

3. Kinh nghiệm sử dụng bếp từ hiệu quả nhất

Mặc dù hầu hết các bếp tự hiện nay đã được trang bị chế độ tự ngắt ở bếp điện từ nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn cần lưu ý những điều sau.

3.1. Sử dụng dây dẫn lớn và ổ cắm điện riêng

Đặc điểm của bếp từ là công suất lớn (1000W – 4000W) vì thế bạn cần phải sử dụng dây cấp nguồn, ổ cắm và dây dẫn đủ lớn để có thể tải được bếp, tránh những trường hợp chập cháy do quá tải dẫn đến không đảm bảo an toàn.

Hơn nữa bạn cũng cần kiểm tra phần tiếp xúc giữa phích cắm của bếp với ổ cắm thường xuyên, đảm bảo tiếp xúc tốt, tránh việc chập chờn không vào điện sẽ làm giảm tuổi thọ sử dụng của bếp.

3.2. Tránh trào nước hay thức ăn ra mặt bếp

Trong quá trình nấu nướng nên hạn chế tối đa việc bị tràn nước hay thức ăn ra mặt bếp. Bởi mặt bếp của bếp điện từ thường được làm từ mặt kính hoặc mặt đá nên khi bị sốc nhiệt đột ngột rất dễ bị rạn, nứt và gây hư hỏng cho bếp.

3.3. Sử dụng bếp ở chế độ nhiệt thích hợp

Mỗi món ăn cũng như là từng giai đoạn khi nấu nướng sẽ cần một một mức nhiệt khác nhau. Vì thế bạn không nên để bếp ở một chế độ nhiệt duy nhất trong suốt quá trình nấu mà cần quan sát thường xuyên để điều chỉnh mức nhiệt cho phù hợp.

Việc này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế việc tự động kích hoạt chế độ tự ngắt của bếp điện từ.

Kinh nghiệm sử dụng bếp từ hiệu quả nhất

4. Vệ sinh bếp đúng cách và thường xuyên

  • Sau mỗi lần sử dụng bếp điện từ, nếu bạn muốn vệ sinh bếp thì cần đảm bảo dây nguồn đã được rút và mặt bếp phải nguội hoàn toàn.
  • Tiếp theo bạn dùng khăn mềm ẩm lau nhẹ mặt bếp, có thể thêm nước vệ sinh chuyên dùng hoặc nước rửa chén để đảm bảo lau sạch dầu mỡ.

Tuy nhiên tuyệt đối không nên dùng hóa chất để rửa vì nó có thể gây hư hại bề mặt bếp.

Tổng kết

Trên đây là những điều cần biết về chế độ tự ngắt trên bếp từ mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi Cẩm Nang Đồ Gia Dụng để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất nhé!