Công nghệ đã thay đổi cuộc sống ngay từ trong gian bếp của chính mình. Ngày trước bạn sẽ phải nhóm bếp than khói ngập tràn căn bếp của bạn, hay sẽ phải sử dụng bếp gas dù tiện lợi hơn nhưng cũng tiềm tàng mối nguy hiểm nổ bình gas nếu không sử dụng cẩn thận. Ngày nay bếp từ là sự lựa chọn hàng đầu cho sự tiện lợi và an toàn. Nhà bạn đã có cho mình một chiếc bếp từ nhưng bạn đã biết cách sử dụng nó đúng cách chưa. Hãy cùng NGHỀ NGHIỆP EDU tìm hiểu cách sử dụng bếp từ an toàn và bền lâu nhé!

Bếp từ là gì?
Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu bếp từ như sau:

  • Bếp điện từ là bếp hoạt động dựa trên nguồn điện và không sử dụng khí đốt hoặc lửa.
  • Dù cũng là sử dụng nguồn điện nhưng bếp từ khác với bếp điện. Bếp từ không bị nóng trên bề mặt, thay vào đó, bếp từ được sử dụng bức xạ điện từ để tự làm nóng nồi chảo khi nấu nướng.
  • Do nguyên lý hoạt động không tỏa nhiệt ra ngoài không khí nên sử dụng bếp từ sẽ ít ô nhiễm hơn so với các loại bếp khác.
  • Những lỗi sai thường gặp khi sử dụng bếp từ

Cách sử dụng bếp từ bền lâu nhất định nên tránh những lỗi dùng bếp sau:

1/ Sử dụng dụng cụ nấu ăn KHÔNG phù hợp
Sẽ có không ít lần người tiêu dùng nhận ra nồi hoặc chảo của họ không hề nóng sau một khoảng thời gian đặt trên bếp từ. Vì khi đó có thể nồi/chảo của bạn không được làm từ những vật liệu thích hợp với bếp từ.

✅  Tuyển dụng hot: Công ty Châu Anh Thông Báo Cần tuyển 5 Kế Toán Nội Bộ

Có những người nghĩ bếp từ nấu được tất cả các loại nồi nhưng bếp từ chỉ nấu các loại nồi đáy phẳng bằng inox nhiễm từ, sắt tráng men hoặc thủy tinh có sợi kim loại. Vì vậy, những ai thắc mắc nồi inox có nấu được bếp từ không thì hoàn toàn được nếu đáy nồi cấu tạo nhiễm từ. Bạn nên xem kỹ ký hiệu bếp từ trên nồi trước khi mua.

Ngoài ra, khi dùng các dụng cụ đảo thức ăn,bạn nên chọn loại có khả năng chịu nhiệt cao: gỗ, silicon… Lưu ý không sử dụng đồ kim loại vì tính dẫn nhiệt nhanh, hoặc nhựa do có thể dẫn đến tình trạng bị chảy.

Người dùng băn khoăn không biết nấu xong có nên để nồi trên bếp từ không, điều này là không nên, bạn hãy nhấc nồi ra khỏi mặt bếp sau khi nấu xong để đáy nồi nóng không hấp thụ lại mặt bếp, vậy bếp sẽ không bền.

2/ KHÔNG làm sạch sau khi nấu

Bếp từ có mặt kính sang trọng, việc đầu tiên cần làm là tránh để các vật dụng sắc nhọn cạnh ở mặt bếp, sẽ làm mặt kính dễ bị trầy xước. Bên cạnh đó, cũng cần làm sạch bếp từ thường xuyên vì các vết thức ăn bám lại sẽ khiến mặt kính bị bẩn.

Việc làm sạch giúp mặt kính luôn giữ được vẻ đẹp sang trọng, tránh khi đun nóng các vết bẩn sẽ khiến làm nứt, vỡ mặt kính. Để làm sạch mặt bếp cũng rất đơn giản:

Chỉ cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc sử dụng baking soda, giấm trắng,… nhanh chóng, lại an toàn cho sức khoẻ.
Khi nấu ăn xong, khi mặt bếp đã nguội bớt hãy dùng khăn ẩm lau qua một lần để bếp từ luôn được sạch bóng.
Tuyệt đối không được dùng các loại giấy nhám, bàn chải cứng hay chất liệu nhôm vì sẽ làm hỏng và xước bề mặt bếp.

Xem thêm: Dịch vụ sửa điều hòa tại Hải Dương ở đâu tốt nhất?
3/ KHÔNG sử dụng bếp thường xuyên
Đặc biệt với riêng bếp từ thì việc sử dụng bếp thường xuyên rất quan trọng. Việc để bếp không sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến hơi ẩm bám quanh, gây ra tình trạng mối mọt, làm hỏng mạch điện, các chức năng của bếp không được sử dụng nhiều cũng có thể sẽ hoạt động không chính xác.

Bếp từ nên để ở những nơi khô thoáng, sử dụng với tần suất thường xuyên để đảm bảo nhất sự an toàn, tránh bị lỗi, hỏng; đảm bảo thời gian sử dụng của bếp luôn được lâu dài.

4/ Rút nguồn điện khi nấu ăn xong

Sai lầm khi sử dụng bếp từ mà khá nhiều người mắc phải chính là rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng xong.

Đây là lỗi sai nghiêm trọng nhất có thể khiến bếp nhanh chóng bị hỏng. Khi đun nấu xong cần để cho hệ thống quạt tản nhiệt hoạt động, loại bỏ những khí nóng ra ngoài. Việc ngắt nguồn ngay khiến bếp không được làm mát, về lâu dài sẽ bị hỏng các linh kiện, tuổi thọ của bếp cũng bị giảm.

Nếu muốn ngắt nguồn điện, hãy đợi khoảng 10-15 phút sai khi nấu, khi đó bếp đã được làm nguội.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn tự sửa Bếp từ bị yếu , Bếp từ nóng yếu

5/ Nấu ăn với nhiệt độ CAO quá lâu
Việc nấu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nhưng sẽ là lỗi sai khi sử dụng bếp từ nghiêm trọng.

Mỗi món ăn sẽ có mức nhiệt đun nấu phù hợp, và có thể phải tùy chỉnh nhiệt độ trong quá trình nấu, đừng vì muốn nấu ăn nhanh mà chỉ chọn một mức nhiệt duy nhất, điều đó chỉ làm tuổi thọ bếp từ bị rút ngắn lại mà thôi.

6/ Để nồi KHÔNG đúng vị trí nấu
Hãy luôn đặt nồi tại đúng vị trí mâm nhiệt đã được kí hiệu rõ trên mặt bếp, khi đó việc nấu sẽ nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn, tránh hao phí điện năng không đáng có trong quá trình sử dụng bếp.

Ngoài ra khi đặt nồi đúng vị trí quy định sẽ giúp mặt kính bền hơn vì trọng lượng được phân bổ đều lên trên mặt bếp.

7/ Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác
Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhưng đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop… để đảm bảo chất lượng hoạt động không chỉ của bếp từ mà còn của các thiết bị khác.

8/ Không đọc kỹ và hiểu rõ thông tin trên bảng điều khiển
Có khi nào khi nhìn vào thanh trượt điều khiển bạn không hiểu hết tất cả các chức năng được thể hiện trên đó? Đó là điều rất nhiều người tiêu dùng đang mắc phải, dẫn đến không ít trường hợp chọn sai chế độ nấu.

Vì vậy, cách sử dụng bếp từ bền lâu khi chưa sử dụng quen các biểu tượng trên bếp cần đọc chú thích và hướng dẫn sử dụng kỹ lưỡng để chọn đúng chức năng nấu cần sử dụng của bếp.

Một điều quan trọng không kém là bạn nên chú ý chọn mua bếp từ của những nhà sản xuất có uy tín đã được kiểm định chất lượng rõ ràng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của NGHỀ NGHIỆP EDU giúp bạn nắm được cách sử dụng bếp từ an toàn và bền bỉ. Hy vọng hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi kênh Tin tức của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều thông tin cũng mẹo vặt hay trong cuộc sống nhé.