Ngày nay việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn với các gia đình sử dụng bếp từ. Nhưng bạn có biết cách sử dụng hết tất cả các tính năng mà bếp từ mang lại cho bạn chưa? Trong bài viết này nghenghiep.edu sẽ hướng dẫn các gia đình cách sử dụng các chế độ nấu ăn có trên bếp từ.

các chế độ nấu ăn trên bếp từ

Chế độ nấu lẩu (Hot pot) của bếp điện từ

Chế độ lẩu giúp người dùng có thể chế biến nhiều món lẩu như lẩu thái, lẩu hải sản, lẩu riêu cua… cho cả gia đình cùng thường thức. Khi nấu lẩu bạn cần sử dụng đúng loại nồi lẩu có đế từ, bạn cần thực hiện các bước sau:

Đầu tiên bạn hãy nhấn nút nguồn khởi động bếp, tiếp theo nhấn vào phím có chữ “lẩu” hoặc “Hot pot”.

Lúc này đèn Led hiển thị ở chế độ nấu lẩu sẽ sáng lên, mỗi chế độ nấu đã được hãng cài đặt nhiệt độ thích hợp để phù hợp với món ăn. Bạn có thể tăng giảm nhiệt độ tùy ý bằng cách nhấn vào 2 phím “tăng” (+) và “giảm” (-).

Xem thêm: Khắc phục lỗi E2 trên bếp từ chưa tới 5 phút

Chế độ nấu lẩu (Hot pot) của bếp điện từ

Chế độ chiên, xào của bếp điện từ

  • Đầu tiên, bạn thực hiện bước bật nguồn để khởi động máy.
  • Nhấn vào chế độ chiên/xào hoặc phím “Fry” trên bảng điểu khiển của bếp điện từ.
  • Lúc này đèn ở phím chế độ chiên xào sẽ sáng lên và bạn chỉ cần để chảo lên bếp điện từ rồi chỉnh nhiệt độ theo mong muốn bằng cách nhấn vào 2 phím “+” và “-”.
Chế độ chiên, xào của bếp điện từ

Chế độ nấu nước của bếp điện từ

Chức năng này thường dùng để nấu nước như đun nước uống hoặc phục vụ cho nhu cầu nấu ăn như luộc rau,…. Ở chế độ nấu nước, bếp từ sẽ được cài đặt công sất mặc định là cao nhất.

  • Nếu bếp từ nhà bạn có công suất 2.200W thì chế độ đun nước sẽ được cài đặt sẵn ở mức công suất tối đa là 2.200W giúp nấu nước sôi rất nhanh. Khi nước sôi bếp từ sẽ tự ngắt điện rất an toàn.
  • Thời gian nấu được mặc định sẵn là 30 phút, thời gian nấu nước có thể dài hoặc ngắn hơn tùy theo lượng nước trong nồi hoặc khi bạn tăng/giảm nhiệt độ.

Bếp từ âm là gì? Có nên sử dụng bếp từ âm không?

Chế độ hầm hay hấp thực phẩm của bếp điện từ

Chế độ này thường dùng khi bạn cần hầm thực phẩm, hầm xương hoặc hấp thực phẩm 1 cách dễ dàng. Muốn nấu ở chế độ hấp/hầm bạn hãy nhấn vào nút chế độ "Hấp/Hầm” (là chế độ “Steam/Stew”)

  • Với chức năng này bếp từ đã được thiết lập nhiệt độ, công suất phù hợp để tiết kiệm điện năng.
  • Khi muốn tăng giảm nhiệt độ bạn hãy nhấn vào 2 phím "+" hoặc "-" trên bảng điều khiển.
  • Tuy nhiên không được chỉnh nhiệt độ quá cao sẽ khiến bếp quá tải nhiệt, gây mất an toàn và làm giảm độ bền của bếp từ.

Nấu soup trên bếp điện từ

Món soup hay canh rất dễ nấu, với chế độ này sẽ giúp bạn nấu ra các món soup vô cùng bổ dưỡng. Khi đã chuẩn bị xong hết nguyên liệu, bạn hãy cho vào nồi đáy từ rồi bật phím nguồn của bếp từ lên. Sau đó ấn vào phím “soup” trên bếp điện từ, bếp sẽ tự động nấu món soup.

Trong thời gian chờ đợi thì bạn vẫn có thể tiếp tục công việc, rất tiện dụng phải không nào!

Nấu cháo trên bếp điện từ

  • Một số loại bếp từ sẽ chỉ có 1 chế độ “Soup” tức là vừa nấu cháo vừa nấu súp.
  • Một số bếp từ thì được thiết kế 2 chức năng này riêng rẽ. Nếu bảng điều khiển là tiếng Anh thì chức năng nấu cháo sẽ có tên là "Congee” hay “Porridge”.
  • Sau khi nhấn phím "nấu cháo" thì đèn tín hiệu ở vị trí này sáng lên, báo hiệu bếp đang nấu cháo.
  • Lúc này bếp từ sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ, công suất tương ứng với chế độ “Nấu cháo”.
  • Khi muốn tăng/giảm nhiệt độ bạn nhấn vào 2 phím “+” hoặc "-".

Lưu ý không thể bỏ qua khi nấu ăn bằng bếp từ

Khi sử dụng các chế độ nấu ăn trên bếp từ, người dùng hãy chú ý:

  • Mỗi loại bếp từ sẽ có mức công suất khác nhau nên người dùng cần phải lựa chọn nguồn điện đúng để đảm bảo an toàn. Chẳng hạn bếp từ đơn thường có công suất dưới 1000W, bếp từ đôi công suất khoảng 1200 – 1800W, bếp âm là 2000W. Bạn cần chọn nguồn điện ổn định, sử dụng phích cắm riêng hoặc thiết bị ổn định điện áp tránh tăng hoặc hạ nguồn điện đột ngột làm nhanh hỏng bếp.
  • Người dùng cần chọn đúng loại nồi nấu bếp từ phù hợp. Bếp từ chỉ nhận các loại nồi hợp kim gang, thép, sắt có vật liệu từ tính. Nếu muốn sử dụng các loại nồi sứ, nồi inox cần mua thêm miếng hợp kim lót bên dưới.
  • Trong khi nấu nướng không nên sử dụng nguồn nhiệt quá cao trong thời gian dài vì có thể dẫn đến hỏng bếp.
  • Khi nấu nướng bếp có dấu hiệu tự động tắt, không làm nóng nồi, mặt bếp sinh nhiệt quá cao, báo lỗi… nên mang thiết bị đi bảo hành.
  • Sau khi nấu nướng, người dùng không nên rút ngay phích cắm điện nguồn của bếp từ. Hành động này làm cản trở quá trình làm mát của bếp. Bạn nên để khoảng 15 – 20 phút rồi mới rút dây nguồn để quạt làm mát hoạt động, giúp giữ tuổi thọ của bếp được lâu bền hơn.
  • Vệ sinh bếp từ, lau sạch các vụn thức ăn, dầu mỡ bám trên bếp ngay sau khi sử dụng.

Kết Luận

Nhìn chung, các chế độ nấu của bếp từ rất đa dạng. Bạn chỉ cần thao tác với bảng điều khiển là có thể nhanh chóng chế biến được những món ăn ngon, cách thức gia nhiệt thông minh giúp giữ trọn dưỡng chất mà vẫn siêu an toàn, tiết kiệm thời gian.

Cảm ơn bạn đã theo dõi. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo tại chuyên mục Cẩm Nang Đồ Gia Dụng!