IGBT là một linh kiện quan trọng, không thể thiếu ở trong bếp từ. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa thực sự hiểu rõ IGBT bếp từ là gì, cấu tạo và phân loại ra sao? Nguyên nhân IGBT bếp từ chết và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng NGHỀ NGHIỆP EDU đi giải đáp những thắc mắc này ở bài viết dưới đây nhé!

1.IGBT bếp từ là gì?
IGBT hay sò công suất là một loại linh kiện bán dẫn công suất 3 cực được lắp đặt bên trong bếp từ. Bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn, gồm 3 chân G, C, E. IGBT có chức năng đóng/ngắt và chuyển đổi mạch điện tạo ra dòng điện cao tần, dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn của bếp từ rồi sinh ra từ trường và làm nóng dụng cụ nấu ăn.

2. Nguyên nhân dẫn đến bếp từ chết IGBT
Bếp từ đang hoạt động bình thường nhưng do chết IGBT nên bếp bị tắt. Dưới đây là những nguyên nhân có thể làm cho IGBT bếp từ bị chết.

2.1. Bếp từ hoạt động quá công suất
Mỗi dòng bếp từ được thiết kế với mức công suất cụ thể. Việc nấu nướng với công suất cao khiến bếp từ bị quá công suất dễ dẫn đến chết IGBT. Khi đó bếp không hoạt động làm gián đoạn việc nấu nướng của người dùng.

Bếp từ hoạt động quá công suất
Bếp từ hoạt động quá công suất

2.2. Đấu nối IGBT không chính xác:
IGBT có nhiều loại, mỗi dòng bếp được lắp mã IGBT khác nhau. Do đó trong trường hợp đấu IGBT sai nguồn điện sử dụng thì bộ phận này sẽ bị chết và bếp từ bật không lên.

 Đấu nối IGBT sai cách
Đấu nối IGBT sai cách

2.3. Tự ý thay sai mã IGBT của bếp
Mỗi chiếc sò công suất IGBT đều được ký hiệu mã bên trên. Việc người dùng tự ý tháo rời bếp ra và thay thế IGBT nhưng không đúng linh kiện chính hãng, sai mã có thể làm cho bếp không vận hành được.

2.4. Vi mạch bên trong bị hỏng
Bếp từ quá cũ không được kiểm tra bảo dưỡng, các vi mạch trong linh kiện bị hỏng hóc cũng là nguyên nhân dẫn đến IGBT chết. Bộ phận này chết khiến cho bếp không hoạt động cho nên người nội trợ không thể nấu ăn được.

Vi mạch bên trong bếp từ bị hỏng
Vi mạch bên trong bếp từ bị hỏng
  1. Khi nấu ăn với bếp từ người dùng không nên nấu với mức nhiệt quá cao trong thời gian kéo dài. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải công suất, bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho bếp. Người dùng không tự ý tháo bếp từ ra sửa hoặc tự thay thế IGBT mà nên liên hệ đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Đối với những bếp từ quá cũ hết hạn bảo hành mà bị chết IGBT thì người dùng có thể lưu ý đến việc thay bếp mới hoặc gọi kỹ thuật viên có chuyên môn đến sửa.

>>>> Xem thêm: Ý nghĩa công suất bếp từ Bosch bạn nên biết

3. Cách xử lý khi bếp từ bị chết IGBT

Khi nấu ăn với bếp từ người dùng không nên nấu với mức nhiệt quá cao trong thời gian kéo dài. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải công suất, bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho bếp. Người dùng không tự ý tháo bếp từ ra sửa hoặc tự thay thế IGBT mà nên liên hệ đến trung tâm bảo hành để kiểm tra. Đối với những bếp từ quá cũ hết hạn bảo hành mà bị chết IGBT thì người dùng có thể lưu ý đến việc thay bếp mới hoặc gọi kỹ thuật viên có chuyên môn đến sửa.

4. Những điều quan trọng cần lưu ý khi dùng bếp từ
4.1. Tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng
Khi mua bếp từ mới bên trong thường đi kèm sách hướng dẫn sử dụng. Người dùng nên đọc kỹ cách sử dụng, những điều cần tránh, nhận biết và khắc phục sự cố từ các hướng dẫn trong đây. Điều này sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết giúp sử dụng bếp từ đúng cách, đảm bảo an toàn.

4.2. Lắp đặt bếp từ cẩn thận
Đối với những dòng bếp từ lắp âm thì người sử dụng nên khoét lỗ đá phù hợp với kích thước bếp và lắp đặt vào cho khớp. Với những loại bếp dương, bếp đơn thì nên đặt ở nơi thông thoáng, tránh các vật phát ra sóng như lò vi sóng, tủ lạnh…

Lắp đặt bếp từ ở vị trí thích hợp

4.3. Để quạt hạ nhiệt bếp sau khi nấu
Sau khi nấu xong bạn chỉ cần tắt bếp và không nên rút điện ra khỏi bếp ngay. Bộ phận quạt tản nhiệt sẽ hoạt động để hạ nhiệt cho linh kiện và mặt bếp. Nếu chúng ta lập tức rút điện sau mỗi lần nấu thì theo thời gian sử dụng, tuổi thọ của linh kiện không được đảm bảo và dễ xuống cấp.

4.4. Nấu ăn với công suất phù hợp
Mỗi bếp từ có mức công suất cụ thể, khi nấu ăn bạn chỉ nên cài đặt công suất vừa đủ. Người sử dụng không nên bật bếp với công suất cao nấu trong thời gian dài vì sẽ khiến bếp bị quá tải. Điều này tiềm ẩn rủi ro hư hỏng thiết bị, cháy nổ nguy hiểm.

4.5. Luôn vệ sinh bếp sạch sẽ
Bề mặt bếp từ sau khi nấu không đảm bảo sạch sẽ như lúc chưa bật bếp. Trong lúc nấu vụn thức ăn, dầu mỡ dễ bám dính bên trên mặt bếp do đó người dùng cần làm sạch bếp sau mỗi lần nấu. Nếu để vết bẩn bám lâu ngày sẽ dẫn đến mất vệ sinh.

Vệ sinh bếp từ sạch sẽ sau khi nấu ăn
Vệ sinh bếp từ sạch sẽ sau khi nấu ăn

4.6. Liên hệ thợ sửa chữa khi có sự cố xảy ra với bếp từ
Bếp từ là thiết bị sử dụng điện cho nên việc dùng bếp nấu ăn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn từ Nhà sản xuất. Khi bếp có vấn đề cắm điện không hoạt động thì người dùng nên liên hệ ngay với trung tâm bảo hành, nếu đã hết hạn bảo hành bạn hãy gọi thợ có chuyên môn đến kiểm tra. Chúng ta tuyệt đối không tự ý tháo rời bếp và tự sửa chữa.

Trên đây, NGHỆ NGHIỆP EDU đã giới thiệu đến bạn bài viết IGBT bếp từ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục bếp tự bị chết IGBT? Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn sử dụng bếp từ và IGBT an toàn và hiệu quả hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau trên chuyên mục Cẩm nang Đồ Gia Dụng.