[nghề nghiệp] Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh theo tiêu chuẩn khoa học. Bài viết được chia sẻ bởi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi Xem thêm: Cấu tạo nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Quy trình bảo dưỡng tủ lạnh như sau:

  • Khi tủ lạnh không làm việc trong thời gian dài qua 48 giờ nên để thermostat ở vị trí mở (số 0) để tủ được nghỉ ngơi.
  • Khi để tủ lâu không làm việc không để thực phẩm, các dung dịch, chất lỏng dễ bay hơi, lên men, dễ cháy, nổ, ăn mòn…trong tủ. Chỉ để tủ không, không nhất thiết phải đóng kín cửa, có thể dùng dây buộc, miếng đệm cho cánh tủ hé mở để thông thoáng trong những ngày trời khô ráo.
  • Khi bắt đầu để tủ ngừng làm việc một thời gian cũng cần vệ sinh trong, ngoài tủ như vệ sinh định kỳ lúc tủ làm việc.
  • Ngắt điện tủ lạnh, nếu còn tuyết bám trong ngăn kết đông phải làm tan giá, không cho bất cứ vật cứng nào vào cậy đá hoặc tẩy vết bẩn trong ngăn kết đông.
  • Lấy hết các thứ trong tủ ra. Lau sạch dàn lạnh các khay, ngăn và thành trong tủ bằng giẻ tẩm nước xà phòng loãng, ấm. Sau đó lau lại bằng giẻ khô, mềm. Vỏ ngoài của tủ lau bằng giẻ tẩm nước ấm rồi lau khô, mở cửa tủ cho khô.
  • Lau sạch dàn nóng, lốc máy bằng giẻ mềm, không lau bằng giẻ quá ẩm đề phòng không lau khô ngay dàn nóng sẽ gỉ và nước chẩy vào hộp đấu dây ở lốc.
  • Khi tủ không làm việc áp lực (cân bằng) ở dàn lạnh cao hơn bình thường. Dàn lạnh lại thường chế tạo bằng nhôm nên dễ bị ăn mòn, khi đó nếu có chỗ bị ăn mòn, dàn sẽ nhanh bị thủng, gây rò rỉ, mất gas.
  • Khi vận chuyển tủ lạnh: Tháo ngăn hứng nước, giá đỡ thực phẩm,… bao gói và bảo quản riêng. Nên cho vào hòm gỗ và hòm cactong để cố định tủ và chống va đập, cong vênh, bẹp, móp và tróc sơn tủ. Bắt bu lông hoặc buộc để néo giữ chặt lốc vào thân tủ để khỏi rung lắc, gây gãy ống; Đặc biệt chú ý tránh va đạp, gãy ống, nhất là ống mao ở điểm nối với phin lọc; không quang dây chằng qua dàn nóng và các ống

Yêu cầu kỹ thuật an toàn khi bảo dưỡng sửa chữa tủ lạnh

Khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh phải chú ý phòng, chống bị điện giật, độc hại hoặc gây cháy nổ.
  • Thường xuyên kiểm tra kỹ nguồn điện vào tủ không để dây bị chuột gặm, bong xước mất cách điện.
  • Khi cắm phích điện, trước khi quay núm thermostat cho tủ chạy phải dùng bút thử điện kiểm tra đảm bảo tủ không bị rò điện ra vỏ mới cho tủ làm việc; Cũng kiểm tra như vậy khi đã cho tủ chạy: tủ cũng không bị rò điện.
  • Không để chai lọ, bát đĩa,…chứa nước và chất lỏng lên nóc tủ, để phòng đổ vỡ, nước chẩy làm ngắn mạch cho hộp đấu nối dây, các chỗ nối điện ở rơ le, tụ ổ cắm…
  • Khi sửa chữa nên có từ 2 người trở lên, chú ý tránh điện giật.
  • Ngắt điện tủ khi bảo dưỡng và thay thế chi tiết.
  • Không đặt tủ chỗ quá ẩm ướt .
  • Đề phòng độc hại chống cháy nổ:
  • Khi xả gas phải đảm bảo phòng được thông thoáng.
  • Không hút thuốc khi xả gas đề phòng gas cháy tạo khí độc, không hàn ống khi trong tủ còn gas.
  • Metanol là hóa chất có tính độc hại đối với niêm mạc mắt, làm đau đầu lại có khả năng thẩm thấu qua da gây ngộ độc. Khi dùng metanol làm chất chống ẩm phải thận trọng.
  • Khi xả gas, không để bắn gas lỏng vào người gây bỏng lạnh.
  • Không để các chất dễ cháy, nổ gần tủ lạnh, đề phòng khi rơ le làm việc có tia lửa điện gây cháy nổ.